Giả thuyết về việc ngất khi thấy máu Hội_chứng_sợ_máu

Các nhà khoa học theo thuyết thích ứng cho rằng ngất khi thấy máu làm tăng cơ hội sống sót, bởi huyết áp giảm đáng kể dẫn đến giảm mất máu trong trường hợp chấn thương.

Tuy vậy, giả thuyết này có điểm bất hợp lý vì có người ngất dù chỉ trong trường hợp tiếp xúc với kim tiêm hay bị vết thương nhỏ, vốn chảy rất ít hoặc không có máu.

Giả thuyết thứ hai cho rằng ngất khi thấy máu là cơ chế tiến hóa ở động vật có vú và được kiểm soát bởi cơ chế sinh lý.

Có nghĩa, khi một người thấy máu của mình hoặc của người khác chảy có thể gây ra một phản ứng ngay bên trong cơ thể.

Giả thuyết thứ ba mô tả lợi ích của việc ngất trong thời kỳ đồ đá cũ, vốn là khoảng thời gian có nhiều mối đe dọa.

Trong các cuộc xung đột, chạm trán với một người lạ đi kèm với sự nguy hiểm tính mạng. Và khi đó phản ứng ngất (hay chết giả) được tiến hóa như một phản ứng tự vệ thay thế cho chiến đấu hay bỏ chạy.